Các điều nên biết
...
15. a thệ dựng
16. tát bà tát đa na ma bà tát đa na ma bà già
17. ma phạt đặc đậu
...
2. Tinh xá 精舎 Vihara - thường bị đọc nhầm thành tịnh xá. Tinh 精 là tinh sạch, không phải là tịnh 淨 như thanh tịnh. Tuy ý nghĩa của hai danh từ đó không khác nhau, nhưng nếu được dùng chính xác thì vẫn tốt hơn. Trong Kinh văn có dùng chữ "tịnh thất" tức chữ tịnh 淨 này. Vì vậy, ba chữ dùng cho đúng là: Tinh xá, tịnh thất, Tịnh Độ (không phải tịnh thổ).
3. Chữ quán trong Quán Thế Âm Bồ Tát thường bị đọc nhầm thành quan. Quán ở đây là quán sát (contemplate). Quán thế âm nghĩa là quán sát âm thanh của thế gian.
4. Chữ Vạn (svastika) 卍 của Phật giáo thỉnh thoảng bị xoay lộn hướng thành 卐. Chữ Vạn đúng của Phật giáo là 卍.
Vì sao gọi là Di Lặc Bồ Tát mà không phải là Di Lạc Bồ Tát?
Trong Hán Tạng và Phạn văn ghi chép vị Bồ Tát này với hai danh hiệu: A Dật Đa Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát. Cả hai danh tự ấy đều phiên âm từ chữ Phạn chứ không phải dịch nghĩa. Nhưng thỉnh thoảng hai danh hiệu đó được dịch ra nên có hết thảy là bốn danh hiệu để chỉ cho vị Bồ Tát này.1.
Tiếng Phạn: Ajita Bodhisattva
Hán Tự: 阿逸多菩薩
Âm Pinyin: ā yì duō pú sà
Phiên Âm Hán Việt: A Dật Đa Bồ Tát
Dịch Nghĩa: Vô Năng Thắng
English meaning: Invincible
2.
Tiếng Phạn: Maitreya Bodhisattva
Hán Tự: 彌勒菩薩
Âm Pinyin: mí lè pú sà
Phiên Âm Hán Việt: Di Lặc Bồ Tát
Dịch Nghĩa: Từ Thị - Từ như chữ từ bi; Thị, thuộc họ của Ngài như dòng tộc Thích Ca (Sakya)
English meaning: Loving-compassion
Phân tích ý nghĩa của mỗi chữ:
- Chữ 彌 nhiều nghĩa như: khắp, đầy, trọn, càng...
- Chữ 樂 có ba nghĩa: nhạc (âm nhạc), lạc (vui), nhạo (yêu thích).
- Chữ 勒 có ba nghĩa: vòm mõm ngựa, đè nén, khắc (khắc chữ).
Sở dĩ viết lầm là Di Lạc Bồ Tát, có thể do nguyên nhân như vầy:
1. Tiếng Phổ Thông đều đọc chữ lặc 勒 và chữ lạc 樂 là "lè" cả. Chữ lạc thì thường dùng và rất quen thuộc nhưng chữ lặc thì rất hiếm thấy dùng.
2. Trong nhân gian, chúng ta thường gọi là Bố Đại Hòa Thượng, nghĩa là Hòa Thượng Túi Vải (Chinese: 布袋, Pinyin: bùdài, English: Cloth Sack Monk). Ngài xuất hiện vào thế kỷ thứ sáu bên Trung Quốc, có bụng bự, luôn tươi cười và mang túi vải trên lưng. Thế nên còn có biệt danh là Tiếu Phật, nghĩa là Phật Cười (The Laughing Buddha). Các nước Tây Phương thường gọi là "The Fat Buddha". Hơn nữa, ngày sinh nhật của vị Bồ Tát này vào ngày đầu năm nên ai cũng vui mừng đón xuân, và thường gọi là Xuân Di Lặc. Vì vậy, nếu ghép hai chữ Di + Lạc thì tạm có nghĩa là rất vui vẻ và cũng hợp lý với các hình tượng mà ta thấy.
3. Do chữ Lặc có nghĩa đầu tiên là vòm mõm ngựa nên nghĩ là không phải.
4. Do chữ Lặc phát âm rất khó và hiếm thấy dùng trong ngôn ngữ thông thường.
Vậy, vì sao gọi là Di Lặc Bồ Tát mà không phải là Di Lạc Bồ Tát?
1. Toàn bộ Đại Tạng Kinh Hán Tạng đều viết là Di Lặc Bồ Tát 彌勒菩薩 và không có thấy nơi nào viết chữ Lặc thành chữ Lạc cả. Đôi khi tiếng Việt viết lầm nên thỉnh thoảng cũng có thấy. Hán tự đều ghi là 彌勒菩薩, tức âm Hán Việt là Di Lặc Bồ Tát.
2. Như dịch nghĩa từ Maitreya là rất vui vẻ thì phải dịch như các chữ: Hỷ Lạc, Phổ Lạc, Thượng Lạc, Thắng Lạc, Từ Lạc, Thiện Lạc, Quảng Lạc, An Lạc, Cực Lạc, Diệu Lạc... Chữ Di không thể đi đôi với chữ Lạc được. Chữ Di phiên âm tương tự như Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn "Án Ma Ni Bát Di Hồng" "oṃ maṇi padme hūṃ"; chữ Di trong Sa Di 沙彌 phiên âm từ chữ Phạn śrāmaṇera; hay chữ Di trong A Di Đà Phật 阿彌陀佛 phiên âm từ chữ Phạn Amitabha Buddha.
3. Maitreya thuộc chữ gốc của chữ maitrī (Sanskrit) or mettā (Pāli) và có nghĩa là Từ (loving-compassion). Theo chữ Phạn Maitreya, ta thấy chữ M..->mí, từ chữ re..->lè. Các âm tiếng Phạn như chữ ra, la, ri, li, re, le, tiếng Phổ Thông thường đọc là: la, li, le...
4. Và điều tối quan trọng là chữ Di Lặc dịch âm chứ không phải dịch nghĩa nên tất cả ý nghĩa của chữ Lặc đều không phải. Hơn thế nữa, từ Di Lặc ghi chép trong Kinh được dịch là Từ Thị và chúng ta cũng thường thấy trong Kinh văn.
Người viết: Htr. Nguyên Thuận
Trích phần cuối trong Bộ Kinh Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - quyển thứ tư
Khi đã thuyết giảng cho ngài Trừ Cái Chướng xong, lúc bấy giờ Đức Phật bảo ngài A-Nan:
"Như có người nào không biết nghiệp báo mà ở trong tinh xá khạc nhổ cùng đại tiểu tiện và những việc tương tự, nay Ta sẽ vì ông mà nói quả báo đó:
Nếu ai khạc nhổ trên đất của Thường Trụ, thì người này sẽ sanh làm côn trùng, miệng nhỏ như cây kim, và ở trong cây sa-la 12 năm.
Nếu ai đại tiểu tiện trên đất của Thường Trụ, thì người này sẽ sanh làm con giòi bọ bẩn thỉu ở trong phân hoặc nước tiểu của đại thành Ba-la-nại.
Nếu ai dùng tâm xỉa răng của Thường Trụ mà không xin phép, thì người này sẽ sanh làm cá, rùa, hoặc loài cá ma-kiệt.
Nếu ai trộm cắp đèn dầu, gạo, đậu, hoặc những vật khác của Thường Trụ, thì người này sẽ đọa trong loài quỷ đói với đầu tóc bù xù và lông trên thân đều dựng đứng. Bụng của chúng lớn như núi, còn cổ thì nhỏ như cây kim. Thân hình chúng cháy khét và chỉ còn lại hài cốt. Đó là khổ báo mà người này phải thọ lấy.
Nếu ai khinh mạn chư Tăng Ni, thì người này sẽ sanh trong gia đình bần cùng hạ tiện. Ở mọi nơi sanh ra, các căn đều chẳng hoàn chỉnh, gù lưng, lùn và xấu xí. Lúc xả báo thân đó, thì khi sanh ở đời sau sẽ chịu nhiều bệnh tật, gầy ốm héo hon, chân tay co quắp, có máu mủ ứa ra và nhiểu khắp trên thân thể. Đó là khổ báo mà trăm ngàn vạn năm người này phải thọ lấy.
Nếu ai chiếm đoạt đất đai của Thường Trụ, thì người này sẽ đọa xuống địa ngục gào thét. Họ bị bắt nuốt viên sắt vào miệng và khiến cho môi, răng, hàm răng cùng cổ họng thảy đều cháy chín. Tim, gan, ruột, bụng và toàn thân cũng bị cháy sạch. Tiếp đó, có ngọn gió nghiệp thổi qua và làm cho họ chết đi sống lại, rồi các ngục tốt của Diêm Vương xua đẩy người tội đi. Do nghiệp tự chiêu cảm nên tội nhân sẽ sanh ra với cái lưỡi to lớn và có trăm ngàn vạn lưỡi cày sắt cày bừa trên đó. Khi đã thọ khổ báo nhiều ngàn vạn năm như thế, họ được thoát ra địa ngục kia, rồi lại rơi vào địa ngục kế. Trong địa ngục ấy có những cái chảo khổng lồ đang bốc cháy. Ở đó, các ngục tốt của Diêm Vương lôi kéo người tội và dùng trăm ngàn vạn cây châm để chích trên lưỡi của họ. Do bởi nghiệp lực nên sẽ không bị chết. Tiếp đến, các ngục tốt lùa đuổi tội nhân đến hầm lửa và ném vào trong đó. Tiếp theo, chúng xua đẩy người tội đến bờ sông Nại và ném vào trong ấy. Mặc dù vậy nhưng họ cũng chẳng bị chết. Và cứ triển chuyển như thế suốt ba kiếp, người tội sẽ lần lượt đọa vào các địa ngục khác nhau. Sau đó, người này sẽ thác sanh vào trong một gia đình bần cùng hạ tiện ở châu Nam Diêm-phù-đề và mắt lại bị mù. Đó là khổ báo mà người này phải thọ lấy. Hãy cẩn thận chớ trộm cắp đồ dùng của Thường Trụ.
Đối với chư Tỳ-kheo nào trì giới thì nên thọ trì ba y. Nếu vào cung vua thì nên mặc y lớn thứ nhất. Nếu ở trong đại chúng thì nên mặc y thứ hai. Nếu đang lúc làm việc, hoặc vào thôn xóm, hoặc vào thành thị, hay trong lúc đang đi, thì nên mặc y thứ ba. Chư Tỳ-kheo nên thọ trì ba y như vậy. Nếu Tỳ-kheo nào tu theo giới luật thì sẽ được công đức và có trí tuệ. Ta giảng nói các Tỳ-kheo phải trì giới và không được trộm cắp tài vật của Thường Trụ. Ví dụ như có người bị rơi xuống hầm lửa hoặc thường phải uống thuốc độc, thì họ vẫn còn cách cứu chữa. Tuy nhiên, nếu ai ăn cắp đồ vật của Thường Trụ thì chẳng thể nào cứu vớt."
Lúc bấy giờ Tuệ mạng A-Nan bạch Phật rằng:
"Chúng con xin vâng lời Phật dạy, sẽ tu học và thực hành trọn đủ. Nếu vị Tỳ-kheo nào thọ trì Ba-la-đề-mộc-xoa, là môn biệt giải thoát, thì sẽ khéo an trụ và thủ hộ giáo Pháp của Phật."
Lúc ấy, Tuệ mạng A-Nan đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu quanh và cáo lui. Tiếp đó, chư đại Thanh Văn, ai nấy trở về bổn xứ của mình. Tất cả trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, người và phi nhân trong thế gian, sau khi nghe Phật thuyết giảng, họ đều hoan hỷ tín thọ, đảnh lễ Đức Phật rồi cáo lui.
Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Hết quyển thứ tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét