Ngồi bên người con giống tượng Phật cũ, ông Lai giọng trầm hẳn: “Buồn lắm, từ khi sinh con ra không lành lặn nên mọi người sinh chuyện tôi bị Phật phạt. Nhưng thực tình đâu phải thế, tôi được giáo dục, được tuyển chọn nhập ngũ, tôi biết đâu là phải, trái. Ngày bé, trẻ con chơi đùa vào chùa xin quả chuối, nắm xôi là chuyện thường, nhưng tôi chưa bao giờ dám thất lễ với Phật”. Lời đồn từ người bán đồng nát Bố con ông Lai đang ngồi trò chuyện với tôi thì Trưởng thôn Văn Cao - ông Nguyễn Trường Sơn đến thăm. Cởi lòng cảm thông với hoàn cảnh éo le của người hàng xóm, ông Sơn cho biết: “Ở làng này, trẻ con nào chẳng nghịch ngợm, nhưng lời đồn đoán về ông Lai là không có thật. Năm 2010 và những năm trước, ông Lai đã đi khám, kết luận bị nhiễm phóng xạ thời đi bộ đội, nhưng vì đóng quân ở Hải Phòng, không từ vĩ tuyến 17 vào nên không được làm chế độ nhiễm chất độc”. Ông Lai cố lạc quan để làm chỗ dựa cho vợ và con Gia đình ông Lai trước kia ở trong ngôi nhà đất, phải vay nợ liên miên, nợ mới đè nợ cũ dần lên đến 160 triệu đồng tiền nợ. May vừa rồi có Dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua, đất có giá, ông bà phải bán đi mảnh đất mới có tiền trả nợ và xây được ngôi nhà mới. Trước kia, dân làng còn xa lánh, nhưng rồi họ cũng cảm thông, xót xa với hoàn cảnh của ông bà. Về lời đồn bị Phật phạt nên đẻ con giống tượng Phật bay xa, theo ông Nguyễn Trường Sơn, là bởi những người bán hàng đồng nát, bán hàng kem, bán hàng khô… đi qua rồi gặp con ông mà phát hoảng rồi cứ thế thêu dệt ly kỳ thêm. Ông Sơn kể, trước có chị đồng nát vào mua đồ gặp mỗi thằng Vũ ở nhà, hoảng quá chị ta vứt cả quang gánh bỏ chạy. Trẻ con trong làng mới đầu thấy sợ lắm, nhưng sau chúng cũng quen và sang chơi với thằng Vũ, rồi bóc vảy da cho thằng Vũ. Ngồi trong căn nhà 3 gian ngói đỏ au vừa mới xây, tôi không tưởng tượng được rằng cũng trên nền đất cuối làng này chỉ mới năm ngoái thôi vẫn còn mái nhà tranh trát đất, lụp xụp. Và ẩn sâu trong nỗi nghèo khổ ấy là chất chứa nỗi đau thầm lặng về những lời đồn đoán. Có lẽ vì vậy mà lúc nào, ánh mắt của vợ chồng ông bà Lai cũng chực chờ nỗi buồn sâu thẳm. Đau đáu nỗi lo Trong cuộc trò chuyện, ông Lai kể ông là lính Sư đoàn 363, Trung đoàn 238, Tiểu đoàn 83, đơn vị tên lửa bảo vệ thành phố Hải Phòng từ năm 1975 đến năm 1979. Ông bảo có lẽ thời gian đó ông bị nhiễm chất phóng xạ nên mới thế này. Trước đó, chính tay ông bà đã cầm kết luận ông bị nhiễm xạ do Bệnh viện Việt - Tiệp cấp, nhưng thời đó không có hòm tủ đựng, con cái lấy gấp máy bay nghịch ngợm nên mất từ bao giờ cũng chẳng hay. Bà Bái bộc bạch: “Mình sinh nó ra rồi thì phải dưỡng, nghe dị nghị nhiều lúc tôi ứa nước mắt vì tủi thân. Ngày bé còn nhìn lờ mờ được, nó đạp xe ra đường, bọn trẻ con trông thấy chạy tán loạn. Từ đấy nó buồn chỉ thu lu ở trong nhà. Hiện tại 3 đứa em thằng Vũ, một đứa đã lấy chồng, hai đứa còn lại đang học đại học, vợ chồng tôi phải cố sức vay mượn để lo cho chúng thành người. Được cái thằng Vũ không bị ngớ ngẩn”.
Mỗi sáng thức dậy, Vũ phải ngồi một lúc lâu mới cử động lại được, hai mắt phải nhỏ thuốc cho mềm ra mới thoáng nhìn được vài tia sáng lờ mờ. Vũ chỉ đi lại được vài bước trong nhà vì đi lâu hai bàn chân bong tróc và nứt toác ra, đau đến thấu xương. Nỗi đau ấy có lẽ chẳng thể dịu nhẹ được bởi mùa đông buốt giá đang về, cái khô hanh của tiết trời sẽ làm cho Vũ tê tái hơn. Nỗi đau ấy, Vũ đã chịu đựng hơn 30 năm nay và giờ phải đối mặt tiếp trên đường đời không may còn lại của mình… Trước khi tôi ra về, ông Lai thoáng buồn bảo: “Hiện thằng Vũ được hưởng chế độ 202 dành cho người tàn tật với hơn 360.000 đồng/tháng. Nhưng giá như nó được hưởng chế độ di chứng chất độc da cam thì sau này vợ chồng tôi già yếu, các em mỗi đứa một gia đình riêng, thằng Vũ có chỗ mà nương tựa…”. Theo Bùi Hương (Dân Việt) |
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012
Người mang hình hài tượng phật: Do chất độc?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét