Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

PHÙNG THƯỢNG THƯ KÝ II

PHÙNG THƯỢNG THƯ KÝ II 




PHÙNG THƯỢNG THƯ KÝ

(SẤM KÝ của PHÙNG KHẮC KHOAN)

Phiên âm: Trương Quang Gia
Chú giải: Nguyễn Thiên Thụ


Thuận Đức niên hiệu (1)

1.Vận trung nguyên lấy năm canh tý (2)
Tiết tiểu hàn vừa thuở đông thiên.
(Thập nhị nguyệt thượng tuần)
Hợi cung sửa việc cầm quyền,
Nhưng sửa một trận mới yên bốn bề.
5. Lộ lộ bóng thỏ nghiêng kề,
Chiêng vàng ló thấy vừa khi mặt rồng.
Tản lửa giăng che thái ất
Thuở tay xe nhật phù lên,
Lậu lậu ngọ chánh đương thiên,
10. Rạng soi thế giới sơn xuyên xa gần.
Vẹn nhà trạch ấm đượm nhuần,
Nghiêng thùng rượu cúc đòi tuần mời khuyên.
Hợp bạn hiền những người tri kỷ,
Mở đồ xem luận lý xưa nay,
15. Những câu châu báu là hay,
Bằng dao chẻ nước bấy nay khôn tìm.
Vàng ấy cao giá dư ngàn,
Càng nhìn, càng thắm càng in càng màu.
Nếm mùi đạo gẫm lâu mới biết,
20.Tạc công lòng mở tiết mở không.
Ai hòa học được thần kinh
Ắt là gặp lối thánh minh tuần này.
Thánh hiền chén chuốc rượu say,
Nước vui bàng bạc vỗ tay reo cười.
25. Lại xem thấy sự đời thượng cổ,
Lạc Long quân là tổ nước ta,
Sửa sang bốn bể gần xa,
Làm vua Nam Việt khắp hòa đâu đâu.
Tuổi già hưởng được sang giàu,
30. Ngàn năm sức khoẻ trị lâu, ngôi dài.
Giản biên nói chưng đời ngoài
Kỷ luân chính thống mới kề từ Đinh.
Tiên hoàng tuổi còn phù sinh
Cờ lau tập trận dụng binh giữa đồng.
35.Ứng điềm từ thuở sang sông,
Ngang sông cao ngự hoàng long thụy lành.
Thiên thư đã định rành rành,
Mộc sơn đồng chữ tập tành nên câu:

39. "Mộc căn đạp đạp,(3)
Mộc biểu thanh thanh,
Hòa đao mộc (4) lạc
Thập bát tử (5)thành
Đông A (6) nhập địa
Dị mộc (7) tái sinh,
Chấn cung hiện nhật (8)
Đoài cung ẩn tinh (9)
Lục thất(10) nguyệt gian
Thiên hạ thái bình"


49. Một câu là một hữu tình
Đời đời nước có điềm lành đế vương.
Ra tay vỗ trị bốn phương
Đời đời nước có đế vương ở trời.
Hòa đao mộc lạc Lê dân
Thập bát từ thành họ Lý đổi thay.
55. Đông A nhập địa Trần danh,
Họ Trần từ đế đời tay Chiêu hoàng
Trên ngôi vẹn nghiệp Đào Đường,
Giúp tay rủ áo âu vàng đặt an.
Man di củng phục bể thuyền non cao.
60.Sự lạ thay chấn cung hiện nhật,
Bên đông phương giữa đất Cổ Trai
Thái tử bửu vị lên ngôi,
Thần kinh thoắt lại năm đời thánh minh.

Lại nói " Đoài cung ẩn tinh
65.Tây đô Trịnh thị đặc danh tướng tài.
Tướng tinh về ẩn phương đoài.
Tây đô chốn ấy tượng trời định vi
Quỷ ma chật vật đổi dời.
Bây giờ thiên hạ xem ngày bằng đêm.
70.Ngồi thấy những sương nghiêm tuyết lạnh
Loài cừ khôi cậy mạnh hung hăng.
Đua nhau làm sự bất bằng
Giết người lấy của nhung nhăng đã buồn.
Khoe khaong sức mạnh tài khôn,
75. Nào hay nhân nghĩa nào còn ái ân.
Chí toan mưu độc hại nhân.
Trên đầu chẳng hổ trời thần phủ che.
Những xưng xe phù Lê diệt Mạc
Cái oan gia người khác giết nhau.
80. Nào ai đã nhịn ai đâu,
Thủy chiến, bộ chiến mặc dầu sắm sanh.
Đêm ngày tập trận dụng binh,
Làm cho thiên hạ thương sanh hối lầm.
Chưa từng thấy cổ kim sự lạ,
85. Một đinh man giá họa muôn dân,
Cưu toan lòng độc dữ muôn phân.
Đua nhau quái độc muôn dân từ này.
Trăm họ ai chẳng chau mày,
Anh hùng ai chẳng cau mày lăng xăng.


90.Thư đường nhân thuở ngoài hiên,
Chép làm một tập để làm mai ngay.
Tân vị (11) thoáng ấy năm nay.
Truyền lên mây đã che rày về đông.
Nhật cung đoài khuyết giao long,
95. Năm hồ thuyền dạng khảm cung tịnh đồng
Sấm ran tự bắc chí đông,
Đà giang nam mộc dưới dòng Nam kha.
Giang nam chốn ấy Vĩnh Gia,
Đà giang chốn ấy tên là Vĩnh Giang.
100. Côn sơn phủ đá thạch sàng ở trên.
Sau đền núi mọc bày ngang,
Bảy mươi hai núi ở liền,
Giang Nam là chốn thánh hiền tiên cung.
Ứng binh sửa trụ làm song,
105.Lò niên lọc thánh liễu trong ai ngơ.
Nối đời vương đế phen xưa,
Đường Ngu tam đại còn chờ đến nay.
Nho, Đạo, Thích cũng biết hay.
Học lấy trường học để nay anh dùng.
110.Ước gặp ông Lữ Thái công,
Cùng Trương Tử Phòng rạng che.
Giả làm thầy Sãi ông nghè,
Kẻ tôn người báng thị phi chẳng thường.
Dân quê chẳng biết đế vương,
115. Báng kia sàm nọ vua đâu đến mình.
Mặc ai ký ký quyền hành,
Miễn người đắc chi xin xin vui vầy.
Gặp thời, gặp thế, gặp người
Trời cho mới biết được hay sự tình.
120.Trung thu vọng nguyệt đêm thanh.
Ngưỡng lên trông thấy đẩu tinh giữa trời.
Bảng vàng chói chói các bày,
Kim ngưu , Hòang lận ở ngoài âm cung.
Trương đà tự bắc chí đông,
125.Cõi bờ vức vức phò không làu làu.
Nhiệm trao nhân thế biết đâu,
Nhân dân quý tiện nguồn sâu khôn dò.
Nhĩ hà nước chảy quanh co,
Tưởng rằng chốn ấy cố đô hoàng bào.
130............................
.................................











___
CHÚ
(1). Thuận Đức: Mạc Kính Hoàn hay Mạc Kính Vũ (1638-1677) là con của Mạc Kính Khoan lên ngôi đặt niên hiệu Thuận Đức , năm mậu dần ( 1638) - đinh tị ( 1677).
(2).Canh tý (1540). Mạc Đăng Doanh mất năm canh tý (1540), con là Mạc Phúc Hải lên ngôi. Năm này Nguyễn Kim khởi binh đánh Nghệ An, mở đầu cuộc trung hưng nhà Lê.
Trong câu này có hai chữ " vận" và " nguyên".
Theo lịch số Á Đông, thời gian xoay chuyển. Mỗi hoa giáp (60 năm) là một nguyên. Khởi đầu là thượng nguyên, đến trung nguyên rồi hạ nguyên. Hết hạ nguyên đến thượng nguyên, trung nguyên, cứ như thế mãi.
Mỗi nguyên lại chia ra vận, mỗi vận 20 năm.
Theo độn giáp, cách tính như sau:
- Can Giáp Kỷ gia với Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng nguyên
- Can Giáp Kỷ gia với Dần Thân Tỵ Hợi là Trung nguyên
- Can Giáp Kỷ gia với Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ nguyên
Do cách tính này, người ta biết cát hung, thịnh suy, bỉ thái.
Có nhiều sách Tử vi, lý số ghi rõ các nguyên vận:
Ví dụ
THƯỢNG NGUYÊN:
* Vận 1: từ năm 1864- 1883
* Vận 2: từ năm 1884- 1903
* Vận 3: từ năm 1904- 1923.

TRUNG NGUYÊN :
* Vận 4: từ năm 1924- 1943
* Vận 5: từ năm 1944- 1963
* Vận 6: từ năm 1964- 1983

HẠ NGUYÊN:
* Vận 7: từ năm 1984- 200
* Vận 8: từ năm 2004- 2023
* Vận 9: từ năm 2024- 2043

Theo cách tính của Phùng Khắc Khoan, năm canh tí (1540) là khởi đầu trung nguyên.

Ngoài Tam nguyên còn có Tam Kỳ. Nhiều số gia, đạo gia, trong đó có Cao Đài giáo cho rằng từ trước đến nay có ba thời kỳ, là nhất kỳ, nhị kỳ và tam kỳ ( Tam kỳ phổ độ). Nay nhân loại đang ở tam kỳ là thời kỳ cuối cùng.


Nhứt kỳ Phổ độ
Là thời kỳ hình thành nên các tôn giáo trên thế giới.Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với đặc điểm đó và đã mặc khải cho các đệ tử đầu tiên thay mặt Thượng đế để truyền đạo: Các đệ tử đó là: Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ.Thái Thượng Đạo Tổ mở Tiên giáo ở Trung Hoa.Phục Hy khởi đầu Nho giáo ở Trung Hoa; Thánh Moise mở Do Thái giáo ở nước Do Thái.

Nhị kỳ Phổ độ :
Cao Đài giáo cho rằng sau một thời gian, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo: Các đệ tử đó là: Phật Thích Ca, Thái Thượng Lão Quân ,Khổng Tử , Chúa Jesus Christ .. .

Tam kỳ Phổ độ:
Với sự phát triển, xu hướng tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng trực tiếp cho các tín đồ thông qua hình thức cơ bút. Đó chính là đạo Cao Đài. 


(3).Đồng ca truyền từ đời Lê Đại Hành ( 980-1065) : " Thụ căn.. . thái bình". Câu đầu có sách phiên âm là " yểu yểu". Phùng Khắc Khoan đã giải thich ở dưới.
(4). Hòa đao mộc là chữ Lê . Lê Đại Hành (941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Lê Long Đỉnh lên ngôi từ 1005 đến kỷ dậu ( 1009), hai triều tổng cộng 29 năm.
(5). Thập bát tử là nhà Lý . Nhà Lý làm vua 9 đời. Lý thái tổ (1010- 1028) mở đầu đến đời Lý Chiêu hoàng (1225) thì truyền ngôi cho Trần Cảnh, tổng cộng 216 năm.
(6). Đông A  : nhà Trần. Nhà Trần làm vua 12 đời, khởi đầu từ Trần Thái Tông (1225-1258) đến Trần Thiếu Đế (1398-1400)/ được 175 năm.
(7). Dị mộc: nhà hậu Lê. Lê thái tổ (1428- 1433) dựng nhà Lê đến Cung Hoàng gồm 10 đời vua dài 100 năm.
(8).Chấn cung hiện nhật : chỉ nhà Mạc  trong chữ Mạc có chữ nhật. Chấn là phương Đông. Quê Mạc Đăng Dung ở Hải Dương xưa gọi là tỉnh Đông.
(9). Đoài cung: chỉ họ Trịnh 鄭. Họ Trịnh quê ở Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa là Tây đô (Thăng Long là Đông đô)
(10).Lục thất: nhà Nguyễn (lục thất dùng thay 陸, chữ lục gần giống chữ Nguyễn)
(11). Tân vị (1571). Tác phẩm này viết năm 1571, lúc tác giả 45 tuổi. Năm 1570, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Cùng năm này, Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối, Trịnh Tùng tranh ngôi, Trịnh Cối hàng Mạc. Năm 1592, Trịnh Tùng chiếm Thăng Long. Năm 1557, Phùng Khắc Khoan ra thi Hương ở triều Lê, đỗ đầu, được Trịnh Kiểm giao việc, nhưng sau bị đày đi Thành Nam (huyện Con Cuông, Nghệ-An), rồi được phục chức, mãi đến 1580 mới thi Hội, đỗ thứ hai. Như vậy, bản Sấm ký này, Phùng Khắc Khoan viết khi phục vụ nhà Lê, dưới quyền họ Trịnh.

Nguồn: http://sontrung.blogspot.com/2011/03...thu-ky-ii.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét